TEXT
READER

Cổng Yotsuashimon được xây giữa bức tường đất bao quanh lối vào chính diện của Toin, xếp thành một hàng thẳng với Phật đường Kanjodo, Cổng Karamon, và Phật đường Daishido hướng đến sườn núi phía Tây của chùa.
Cổng Yotsuashimon được xây vào năm 1624. Ban đầu thì cổng được xây theo kiểu cổng có mái che munakado, nhưng sau đó được xây lại thành kiểu cổng có 4 chân yotsuashimon và các thanh giằng hikaebashira được thêm vào. Cùng với những chiếc đèn lồng tandai được đặt trên con đường lát đá phía trước cổng đã tạo nên một bầu không khí linh thiêng thanh tịnh cho lối vào khu vực của Thần Phật.

“bức tường đất”

bức tường đất

“Cổng Yotsuashimon”

Cổng Yotsuashimon

Là cổng có một trụ chính (cột cái) ở trung tâm, 4 cột chống được đặt ở phía trước và phía sau. Vì có 4 cột chống nên được gọi là Cổng yotsuashimon (Cổng 4 chân). Loại cổng này thường được sử dụng làm cổng trước của đền chùa. Trụ chính có hình trụ tròn thông thường và cột chống hơi mỏng hơn có hình lăng trụ. Cổng có 4 cột chống mỗi bên và tổng cộng có 8 cột được gọi là cổng yatsuashimon (cổng có 8 chân).

“munakado”

Cổng này còn được gọi là munekado, munamon và munemon. Không giống như Cổng Yotsuahimon, cổng chỉ có hai trụ chính mà không có các cột chống phía trước và phía sau.

“hikaebashira”

Cột đỡ hàng rào. Cột chống.

“tandai”

Chức vị tối cao trong nghi thức (Ryugi) thi kiểm tra mức độ hiểu biết của một nhà sư về giáo lý và kinh sách Phật giáo theo hình thức vấn đáp. Trong nghi thức Kogaku Ryugi của giáo phái Tendai, tandai chọn một chủ đề, người dự thi và giám khảo sẽ thảo luận qua hình thức đặt câu hỏi và trả lời. Tandai là người có quyền uy lớn nhất giám sát cuộc thảo luận và đánh giá trình độ hiểu biết giáo lý và kinh sách Phật giáo của người đó

Năm 1624