TEXT
READER

Tháp chuông lưu giữ chuông chùa Bonsho - tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản, được làm vào thời Nara, và là vật tượng trưng cho lịch sử thăng trầm của chùa Miidera đã phải hứng chịu biết bao thảm họa. Đặc biệt, chuông được biết đến với truyền thuyết nổi tiếng rằng Musashibo Benkei đã đánh cắp nó từ chùa Miidera và kéo chuông lên núi Hiei ở Kyoto. Do đó, chuông thường được gọi là “chuông Benkei Hikizuri”. Chuông này còn được khắc họa thành một chiếc chuông linh thiêng kỳ lạ trong một số những huyền thoại, ví dụ như huyền thoại về Tawara no Tota Hidesato, người đã tiêu diệt một con rết khổng lồ.
Tháp chuông shodo còn được vẽ trong “bản đồ cổ khuôn viên chùa Onjoji” vào cuối thời Kamakura với cùng một vị trí ở phía Tây của Kondo như hiện nay. Tòa nhà hiện tại được trùng tu lại vào năm 1930 bằng cách sử dụng những vật liệu cũ của tháp chuông cổ.

“thời Nara ”

Thời Heijo-kyo, tức là thời kinh đô được chuyển đến Nara. Thời đại này kéo dài hơn 70 năm (710–784), và được trị vì bởi bảy vị hoàng đế, Genmei, Gensho, Shomu, Koken, Junnin, Shotoku và Konin. Trong lịch sử nghệ thuật, thời Hakuho (670–710) được xem là thời kỳ đầu của thời Nara, thời Heijo-kyo trên được coi là thời kỳ cuối của thời Nara và còn được gọi là thời Tenpyo (710–784). Triều đại Nara (thời Nara).

“Bonsho”

Bonsho

Chuông bonsho, một loại chuông treo khác với chuông nhạc cụ cổ của Trung Quốc, thường được sử dụng trong các ngôi chùa. Hầu hết được treo trên tháp chuông và đánh bằng dùi gỗ.

“Musashibo Benkei”

Musashibo Benkei (? –1189) là nhà sư vào đầu thời Kamakura. Tên thời thơ ấu của ông là Oniwakamaru, con trai của Kumano Betto (người quản lý các đền thờ ở Kumano).Ông được truyền thuyết hóa trong văn hóa dân gian Nhật Bản, xuất hiện trong Gikei-ki (Ghi chép của Yoshitsune), trong các ca khúc dân gian hoặc điệu múa Kowaka. Theo huyền thoại, ông tự xưng là Musashibo và ở khu vực phía tây của Chùa Hieizan Enryakuji. Sau đó, ông phục vụ Minamoto no Yoshitsune và trở nên một Samurai nổi tiếng. Ông luôn trung thành với Yoshitsune ngay cả khi Yoshitsune suy tàn. Ông đã cứu Yoshitsune tại rào chắn Ataka và sau đó ông tử trận trong trận chiến Koromogawa.

“núi Hiei ”

Ngọn núi ở phía đông bắc của thành phố Kyoto, nằm ở biên giới giữa phủ Kyoto và tỉnh Shiga. Từ thời cổ đại, nơi đây nổi tiếng là ngọn núi thiêng được gọi là Ojo Chingo (bảo vệ hoàng gia). Nó có hai đỉnh trên sườn núi: Ohie hoặc núi O-dake (848 mét) ở phía đông và núi Shimei-dake (839 mét) ở phía tây. Sườn núi phía đông có Chùa Enryakuji là chùa đứng đầu của phái Tendai.

“Tawara no Tota Hidesato”

Thành viên của một gia đình quyền lực ở Shimotsuke vào giữa thời Heian (794–1185). Ông được cho là hậu duệ của Tả Thừa Tướng Fujiwara no Uona. Ông là một tướng quân ở Shimotsuke. Năm 940, ông dẹp được loạn Taira no Masakado, và vì thành tích của mình, ông được trao chức Lãnh chúa của Shimotsuke. Có nhiều huyền thoại về ông, ví dụ như huyền thoại ông là một bậc thầy bắn cung và đã tiêu diệt một con rết khổng lồ ở núi Mikami. Không rõ năm sinh và năm mất của ông.

“thời Kamakura”

Tên của thời đại kéo dài khoảng 150 năm từ khi Minamoto no Yoritomo thành lập Mạc phủ ở Kamakura cho đến khi Hojo Takatoki qua đời vào năm 1333.

“bản đồ cổ khuôn viên chùa Onjoji”

bản đồ cổ khuôn viên chùa Onjoji

Bản đồ bằng tranh của khuôn viên chùa được vẽ trên một bộ 5 cuộn tranh treo: "Bắc Viện (khuôn viên phía bắc)", "Trung Viện (khuôn viên chính giữa)", "Nam Viện (khuôn viên phía nam)", "Tam Biệt Thự" và "Chùa Nyoiji". Từ các ghi chép như "Jimon Denki Horoku (Môn Tự Truyền Ký Phụ Lục)" v.v., chúng ta biết được quang cảnh ngôi chùa vào cuối thời Kamakura. Đây là một tài liệu tham khảo có giá trị cho thấy sự sắp xếp của các ngôi chùa trong khuôn viên Chùa Miidera ở Nhật Bản thời trung cổ. Tài sản văn hóa quan trọng Thời Kamakura,thế kỷ 14.

“tháp chuông shodo”

tháp chuông shodo

Tháp chuông

Thời cận đại