“Chisho Daishi”
Sinh ra tại thành phố Zentsuji, tỉnh Kagawa (ngày nay) vào năm 814. Cha của ông là người của gia tộc Wake, và mẹ của ông là cháu gái của Kukai. Năm 15 tuổi, ông đến núi Hiei và trở thành đệ tử của Gishin (778–833). Ở tuổi 40, ông sang nhà Đường củaTrung Quốc vào năm 853, nghiên cứu về Tendai và Phật giáo Mật tông (Mikkyo) ở núi Tendai và Trường An. Sau đó, ông phổ biến những gì ông đã học sau khi trở về Nhật Bản. Ông cất giữ những kinh sách mang về từ nhà Đường Trung Quốc trong viện Toin của chùa Miidera và nhậm chức trụ trì đầu tiên. Sau đó, ông đã thiết lập nền tảng để phát triển Chùa Miidera thành chù đứng đầu của nhánh Jimon bằng cách chỉ định Chùa Miidera là một ngôi chùa chi nhánh của giáo phái Tendai. Ông được bổ nhiệm làm trụ trì Tendai thứ năm vào năm 868 và cống hiến hết mình cho sự thịnh vượng của Phật giáo trong 23 năm đầy ấn tượng. Ông qua đời ngày 29 tháng 10 năm 891.
“lăng mộ”
Lăng mộ được gọi là gobyo trong tiếng Nhật, (kính ngữ của byo là gobyo), có nghĩa là nơi để chôn cất linh hồn của tổ tiên.
“Thiên Hoàng Seiwa”
Hoàng đế Seiwa (850–880) là vị hoàng đế trị vì đầu thời Heian. Ông là hoàng tử thứ tư của Thiên hoàng Montoku. Mẹ của ông là Fujiwara no Akirakeiko (Fujiwara no Meishi). Ông tên là Korehito, và còn được gọi là Mizunoo-tei. Ông ngoại Fujiwara no Yoshifusa của ông đã là một sessho (nhiếp chính) do hoàng đế còn nhỏ. Ông xuống tóc quy y theo đạo Phật vào năm 879. Sau này ông có pháp danh là Soshin (Trị vì 858–876)
“denpokanjo”
Nghi lễ tôn giáo quan trọng được tiến hành để truyền dạy giáo lý Phật giáo Mật tông (Mikkyo) và nghi lễ kế vị vị trí cao tăng Ajari (Acharya). Nghi lễ này bắt nguồn từ nghi lễ dội nước lên đầu trong lễ đăng quang của các vị vua và hoàng tử Ấn Độ thời cổ đại.
“điện thờ”
Phòng được đặt ở phía trước chính điện (honden) của đền chùa v.v.để tiến hành lễ bái.
“irimoya-zukuri”
Đầu hồi (kirizuma-zukuri) ở ngay trên cột chính và mái bản lề được gắn vào 4 cạnh ở phần dưới của đầu hồi. (xây dựng mái hông và đầu hồi)
“mái lợp bằng vỏ cây bách”
Mái nhà được lợp bằng vỏ cây bách và cố định bằng đinh tre.
“đầu hồi ván diềm karahafu”
Đầu hồi ván diềm karahafu được gắn vào mép mái hiên để trang trí. Nó thường được đặt ở lối vào chính diện của tòa nhà.
“thời Heian”
Thời Heian kéo dài khoảng 400 năm từ khi Hoàng đế Kanmu chuyển giao kinh đô vào năm 794 và thành lập của Mạc phủ Kamakura vào năm 1185, và chính quyền trung ương đặt tại Heian-kyo (Kyoto ngày nay). Nhìn chung, thời đại này được chia thành ba thời kỳ: sơ, trung và hậu kỳ. Nói cách khác, ba giai đoạn này lần lượt là thời kỳ phục hưng hệ thống chính trị dựa trên các bộ luật Ritsuryo, thời đại nhiếp chính và thời đại Insei (do một vị hoàng đế đã nghỉ hưu cai trị). (Cuối hậu kỳ của thời Heian được cai trị bởi gia tộc Taira.) Cũng được gọi là thời đại của triều đình Heian.