TEXT
READER

Tháp chuông được xây dựng vào năm 1602 bởi Docho- trụ trì Chùa Miidera và thành viên danh dự của Hoàng gia (jusangu). Tháp chuông này khác với các tháp chuông thông thường khác ở chỗ có 6 cột, vách chung quanh có phần dưới bằng ván gỗ và phần trên được tạo hình mắt cáo, mái có đầu hồi kirizuma và được lợp bằng vỏ cây bách.
Bên trong có treo chuông khổng lồ Bonsho, nổi tiếng với tên gọi “Chuông đêm chùa Miidera”, một trong 8 cảnh quan trứ danh của tỉnh Omi (nay là tỉnh Shiga).Chuông được rèn theo phong cách cổ tương tự như “chuông Benkei Hikizuri”, tiếng chuông tuyệt vời khiến chuông này được bình chọn là một trong 3 chuông nổi tiếng nhất Nhật Bản. Rất nhiều khách hành hương đến viếng thăm chùa vào đêm giao thừa để nghe tiếng chuông trừ tịch và cầu xin một năm mới may mắn.

“trụ trì (Chori)”

Chức danh của trụ trì, người đại diện của Chùa Miidera. Còn được gọi là Mii-chori hoặc Jimon-chori. Hiện tại là đời thứ 163 kể từ khi Chisho Daishi được bổ nhiệm vào năm 859. Chori ban đầu bắt nguồn từ một chức danh chính thức của Trung Quốc.

“Docho (jusangu)”

Junsangu (thành viên danh dự của Hoàng gia) Docho (1544–1608) là con trai thứ ba của Konoe Taneie - một Kanpaku (cố vấn chính của Thiên hoàng). Ông vào tu ở Chùa Miidera, và trở thành Monzeki (thầy tu Phật giáo Nhật Bản thuộc dòng dõi quý tộc hoặc hoàng tộc) ở chùa Shogoin, Chori (chủ trì) của Chùa Miidera và Monzeki của chùa Shokoin. Ông được Toyotomi Hideyoshi tin tưởng đến mức được bổ nhiệm làm thầy tu của Đại sảnh đường Daibutsuden (Đại Phật Điện) của chùa Hokoji ở Kyoto do Hideyoshi thành lập. Docho giỏi thơ, văn và thư pháp Nhật Bản và là một danh nhân văn hóa đại diện cho thời kỳ Momoyama.

“mái có đầu hồi kirizuma”

mái có đầu hồi kirizuma

Mái có cấu trúc đầu hồi hay hiểu rộng hơn là trường phái kiến trúc xây dựng với kết cấu mái có đầu hồi. Còn được gọi là iraka-zukuri.

“mái lợp bằng vỏ cây bách”

mái lợp bằng vỏ cây bách

Mái nhà được lợp bằng vỏ cây bách và cố định bằng đinh tre.

“8 cảnh quan trứ danh của tỉnh Omi”

Tám thắng cảnh tuyệt đẹp ở phía Nam của Hồ Biwa. Chúng được lấy cảm hứng từ Tám cảnh quan của Xiaoxiang (Tiêu Tương) ở Trung Quốc. Tám thắng cảnh này bao gồm: Tuyết buổi tối tại Hira; Những cánh buồm trở về ở Yabase; Trăng thu ở Ishiyama; Buổi tối rực rỡ tại Seta; Chuông đêm Chùa Miidera; Ngỗng hoang trở về nhà ở Katata; Làn gió trong trẻo ở Awazu; Mưa đêm ở Karasaki.

“Chuông đêm chùa Miidera”

Chuông đêm chùa Miidera

“Bonsho”

Bonsho

Chuông bonsho, một loại chuông treo khác với chuông nhạc cụ cổ của Trung Quốc, thường được sử dụng trong các ngôi chùa. Hầu hết được treo trên tháp chuông và đánh bằng dùi gỗ.

“chuông Benkei Hikizuri”

chuông Benkei Hikizuri

“3 chuông nổi tiếng nhất Nhật Bản”

Vì âm thanh tuyệt đẹp của mình, chuông chùa Midera được gọi là “Oto no Miidera ( Nói đến âm thanh thì phải nói đến tiếng chuông ở chùa Miidera)”; vì hình dáng và trang trí tuyệt vời của mình, chuông chùa Byodoin được gọi là “Katachi no Byodoin (Nói đến hình dáng thì phải nói đến hình dáng chuông của chùa Byodoin) ”; và chuông chùa Jingoji được gọi là “Mei no Jingoji (Nói đến chữ khắc thì phải nói đến chữ khắc trên chuông chùa Jingoji)”, do những nhà văn hàng đầu vào thời đó đã đề tựa, khắc chữ và viết thư pháp lên chuông. Những chiếc chuông này còn được gọi là “Ba chiếc chuông tuyệt vời nhất” đại diện cho những chiếc chuông có ở khắp Nhật Bản.

“tiếng chuông trừ tịch ”

tiếng chuông trừ tịch
Thời Momoyama (Năm 1602)